Những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại cho nhà lãnh đạo

Những người như vậy có thể tìm mọi cách để gây khó dễ cho những nhân viên tài năng và ảnh hưởng đến lợi ích của công ty.

1. Ích kỷ

Một số nhà lãnh đạo quên mất nhiệm vụ của mình là đem lại lợi ích cho tập thể chứ không phải chỉ chú trọng đến lợi ích cá nhân. Họ tìm mọi cách thể hiện quyền lực và sự kiểm soát của mình thay vì đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn cho các thành viên khác trong nhóm.

2. Dễ dàng bằng lòng với những thành công nhất định

Khi một nhà lãnh đạo hài lòng với những gì công ty/nhóm đã đạt được, họ ngưng việc thúc đẩy các thành viên tiếp tục cố gắng. Trong khi các đối thủ cạnh tranh không ngừng tìm cách phát triển, việc dễ dàng bằng lòng với những thành công nhất định sẽ khiến công ty nhanh chóng bị đẩy lại phía sau.

3. Không biết phân công nhiệm vụ hợp lý

Nhà lãnh đạo giỏi là người có khả năng phân công nhiệm vụ một cách hợp lý và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều có cơ hội được học tập, phát triển và thử thách.

Nếu một nhà lãnh đạo cố gắng làm những công việc đáng nhẽ ra phải phân công cho cấp dưới, ông ấy đang tự làm hại chính mình. Trong khi nhà lãnh đạo cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi với cả “núi”công việc trong thì nhân viên của ông ta lại có thể thấy nhàm chán và muốn ra đi.

4. Kiêu căng

Sai lầm của nhiều nhà lãnh đạo là luôn cho rằng mình biết hết mọi thứ. Thực tế, để có thể tiếp tục đứng vững trong nền kinh tế ngày càng nhiều khó khăn và thách thức như hiện nay họ cần không ngừng học hỏi kiến thức và nâng cao kỹ năng.

Nhân viên cũng như những mối quan hệ bên ngoài công sở đôi lúc sẽ giúp các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Vì vậy, hãy chú ý lắng nghe và tiếp thu ý kiến của những người khác, không nên lúc nào cũng khăng khăng cho rằng mình đúng.

5. Không biết phê bình, góp ý đúng cách

Nhiều nhà lãnh đạo thường tìm mọi cách để làm hài lòng tất cả mọi người nhưng việc làm này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Một nhà lãnh đạo giỏi cần nhìn ra điểm yếu của các thành viên trong nhóm và giúp họ cải thiện. Nếu tất cả những gì bạn làm là tuyên dương, khen ngợi nhân viên của mình, bạn đang vô tình “làm hại” họ.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo cũng cần hiểu rằng ai cũng có thể mắc sai lầm, vì vậy hãy chú ý lắng nghe những phê bình, góp ý từ mọi người.

6. Không thích nghi được với những thay đổi

Nhà lãnh đạo cần luôn sẵn sàng thích nghi với những thay đổi mới trong công việc. Nếu công ty phát triển theo định hướng mới, nhóm của bạn có thêm thành viên mới, bạn cần điều chỉnh phong cách lãnh đạo của mình sao cho phù hợp với môi trường mới. Nếu thất bại trong việc đó, bạn khó lòng theo kịp sự phát triển của công ty.

7. Không có khả năng giao tiếp tốt

Là một nhà lãnh đạo đồng nghĩa với việc bạn phải thường xuyên tiếp xúc với nhân viên, đối tác, khách hàng. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp tốt là điều hết sức quan trọng.

Muốn nhân viên tin bạn, hiểu được những điều bạn muốn thì phải biết cách truyền đạt thông tin sao cho hiệu quả. Muốn có được những hợp đồng tốt cần biết cách thương lượng, thuyết phục.

8. Lo sợ sự cạnh tranh của nhân viên cấp dưới

Nhiều nhà lãnh đạo thay vì tập trung vào công việc của mình lại luôn lo sợ các nhân viên cấp dưới có thể thay thế vị trí của mình. Những người như vậy có thể tìm mọi cách để gây khó dễ cho những nhân viên tài năng và ảnh hưởng đến lợi ích của công ty.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *